Danh sách bài viết

Tìm thấy 20 kết quả trong 0.50949287414551 giây

Bắn 15 mũi tên trong 10 giây: Đây là vũ khí đáng sợ do Gia Cát Lượng phát minh

Các ngành công nghệ

Nỏ liên hoàn của Gia Cát Lượng có thể bắn tới 15 mũi tên trong 10 giây, trở thành vũ khí đáng sợ trên các chiến trường của Trung Quốc thời cổ đại.

Nghệ An cấm học sinh uống rượu bia khi liên hoan cuối năm

Giáo dục và đào tạo

Sau sự cố hai nam sinh gặp nạn ở biển, Sở Giáo dục Nghệ An yêu cầu học sinh không uống rượu bia khi liên hoan cuối khoá,; không tổ chức dã ngoại ở biển, rừng, thác...

8.000 lượt khách tham dự sự kiện bảo tồn văn hoá nghệ thuật Việt

Giáo dục và đào tạo

Liên hoan Sáng tạo và Thiết kế Việt Nam 2021 (VFCD) thu hút gần 8.000 lượt khách tham dự, nêu bật tác động của công nghệ kỹ thuật số với văn hóa nghệ thuật.

Robot kiêm máy tính để bàn mini

Các ngành công nghệ

Không chỉ thực hiện những động tác liên hoàn, robot có tên gọi Robovie-PC của hãng Vstone và ATR còn mang một chiếc máy tính mini giúp chủ nhân có thể làm việc và kết nối Internet một cách dễ dàng.

Cụ bà cao tuổi nhất thế giới tổ chức sinh nhật lần thứ 116

Y tế - Sức khỏe

Ngày 5/3, người phụ nữ cao tuổi nhất thế giới - cụ bà Misao Okawa đã kỷ niệm ngày sinh nhật lần thứ 116 của mình trong một buổi liên hoan tràn ngập ánh nến tại một trại dưỡng lão ở Nhật Bản.

Thiếu vật liệu xây nhà, hải ly gặm đứt cáp quang ngầm, 2.000 người mất mạng Internet

Khoa học sự sống

Hàng loạt sự cố Internet liên hoàn được gây ra bởi sở thích xây đập ngăn nước của loài gặm nhấm độc đáo ở Canada.

Robot kiêm máy tính để bàn mini

Các ngành công nghệ

Không chỉ thực hiện những động tác liên hoàn, robot có tên gọi Robovie-PC của hãng Vstone và ATR còn mang một chiếc máy tính mini giúp chủ nhân có thể làm việc và kết nối Internet một cách dễ dàng.

Trang trại nuôi 1.000 con lợn không thấy chất thải

Các ngành công nghệ

Tại Nguyên Khôi Farm (Phú Thọ) ứng dụng công nghệ liên hoàn nên chất thải của vật nuôi được xử lý thành chất đốt, phân bón và nuôi giun quế.

Gà mẹ tung "liên hoàn cước" tát thẳng mặt rắn hổ mang để bảo vệ đàn con

Sinh học

Thấy con rắn hổ mang tiến đến, gà mẹ đã nhảy ra tấn công để bảo vệ đàn con của mình. Cái kết của cuộc chiến đã khiến không ít người xem phải ngỡ ngàng.

Lưu ý cách ăn uống phòng bệnh trĩ ngày Tết

Y tế - Sức khỏe

Giáp Tết, dân văn phòng thường bị cuốn theo những cuộc liên hoan, tổng kết cuối năm. Bữa nào cũng thừa mứa rượu bia, thịt cá, nhưng lại thiếu rau xanh, lơ là uống nước.

Bắt gặp cảnh "liên hoan xác thịt" dưới đáy đại dương và số phận của "vua săn mồi"

Khoa học sự sống

Kẻ đi săn cũng có thể trở thành con mồi bất kỳ lúc nào - đó chính là sự thực đáng sợ của thế giới tự nhiên.

Lời dự báo chính xác về thảm kịch ở Paris

Các ngành công nghệ

Một quan tòa từng đưa ra dự báo chính xác đến mức đáng sợ về vụ tấn công liên hoàn tại Paris hôm 13/11 và khẳng định chúng chỉ là sự mở đầu cho thời kỳ đen tối Pháp sắp đối mặt.

Tại sao có thể nói sự hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp của vùng góp phần tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian?

Trái đất và Địa lý

Đề bài Tại sao có thể nói sự hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp của vùng góp phần tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian?  

Hát ả đào xuất xứ từ đất Thăng Long

Nghệ thuật và Âm nhạc

Hát ả đào (ca trù hiện nay) được mọi người biết đến như một thể loại nhạc dân gian nhưng dành cho tầng lớp quý tộc xưa. Trải qua một thời gian tạm lắng, thông qua “Liên hoan âm nhạc dân gian truyền thống Châu Á - Thái Bình Dương”, thế giới đã biết đến nghệ thuật này.

Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa nghệ thuật chèo

Nghệ thuật và Âm nhạc

Hội thảo "Giải pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu truyền thống” nằm trong khuôn khổ Liên hoan sân khấu chèo toàn quốc 2011 diễn ra tại tỉnh Thái Bình nhằm tìm ra hướng đi mới của nghệ thuật truyền thống trong đời sống hôm nay. Nghệ thuật sân khấu chèo và các đặc trưng của chèo Chèo xuất hiện từ đời nhà Lý (khoảng thế kỷ XI), phát triển rực rỡ ở đời nhà Trần (thế kỷ XIII), nghệ thuật sân khấu chèo là một trong những di sản văn hóa lớn của kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam. Từ bao đời nay hát chèo đã trở thành một loại hình sinh hoạt văn hóa nghệ thuật quen thuộc của người dân Việt

Nhà hát Chèo Việt Nam: Đưa nghệ thuật chèo đến gần khán giả

Nghệ thuật và Âm nhạc

Liên tục giành những giải thưởng cao tại các cuộc thi tài năng do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, đồng thời gặt hái những thành công lớn tại nhiều liên hoan nghệ thuật quốc tế, với những đêm diễn luôn sáng đèn hàng tuần, Nhà hát Chèo Viêt Nam tiếp tục khẳng định vị thế nhà hát nghệ thuật quốc gia, một đơn vị năng động, nhiệt huyết trong việc đưa nghệ thuật chèo đến gần hơn với công chúng. Nhà hát Chèo Việt Nam được khởi đầu từ sự ra đời của Tổ Chèo trong Đoàn Văn công nhân dân Trung ương, được thành lập năm 1951 tại Chiến khu Việt Bắc, trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Sau khi

Karate

Thể thao và giải trí

Karate (空手, からて) hay Karate-Do (空手道, からてどう)-(Hán Việt: Không Thủ Đạo) là một môn võ thuật truyền thống của vùng Okinawa (Nhật Bản). Karate có tiếng là nghệ thuật chiến đấu với các đòn đặc trưng như đấm, đá, cú đánh cùi chỏ, đầu gối và các kỹ thuật đánh bằng bàn tay mở. Trong Karate còn có các kỹ thuật đấm móc, các kỹ thuật đấm đá liên hoàn, các đòn khóa, chặn, né, quật ngã và những miếng đánh vào chỗ hiểm. Để tăng sức cho các động tác tấn đỡ, Karate sử dụng kỹ thuật xoay hông hay kỹ thuật kime, để tập trung lực năng lượng toàn cơ thể vào thời điểm tác động của cú đánh.

Giá trị của Khoa học & Quan trọng của Phật giáo (P.3)

Tôn giáo

Theo Phật giáo, vọng Tâm là nguồn gốc tạo ra tất cả sắc tướng và vô sắc tướng. Hạt Tâm (conscious particle) động tạo ra một dòng tâm thức (mindful wave) bao gồm những hạt nguyên tử khi được quan sát, và sóng khi không ai quan sát nó, rồi từ vô cực vi mô (Micro) đến vô cực vĩ mô (Macro) tạo ra những hiện tượng xum la và vạn vật trên vũ trụ mà tất cả đều được kết nối và tương tác liên tục, liên hoàn với nhau như những vòng dây xích của 12 nhân duyên hay tấm lưới vũ trụ.

Quách Thị Hồ - Sênh phách giọng sầu gửi bóng mây

Nghệ thuật và Âm nhạc

Quách Thị Hồ - Sênh phách giọng sầu gửi bóng mây Tiếng hát của Quách Thị Hồ đẹp và tráng lệ như một tòa lâu đài nguy nga, lộng lẫy, mà mỗi tiếng luyến láy cao siêu tinh tế của bà là một mảng chạm kỳ khu của một bức cửa võng trong cái tòa lâu đài ấy. Tiếng hát ấy vừa cao sang bác học, vừa mê hoặc ám ảnh, diễn tả ở mức tuyệt đỉnh nhất các ý tứ của các văn nhân thi sĩ gửi gắm trong các bài thơ. Có một thời gian rất dài ca trù không được quan tâm. Có lẽ từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, cùng với những tàn dư xấu xa của chế độ phong kiến, sinh hoạt cô đầu, hay hát ả đào, vốn đã có tiếng rất xấu từ đầu thế kỷ, cũng bị quét đi, không thương tiếc. Các cô đào, dù hát còn hay, dù còn thanh sắc cũng giấu kỹ phách, các kép hát thì gác đàn lên xà nhà, giấu đi cái hành trạng một thời làm nghề hát xướng của mình để nhập vào cuộc sống mới. Không ai dám hát, không ai dám đàn, không ai dám nhận mình là cô đầu nữa. Con cái các đào kép một thời lững lẫy bỗng đâm ra xa lánh, sợ sệt cha mẹ mình. Tiếng xấu sinh hoạt ả đào trùm lên cả xã hội. Nhắc đến cô đầu người ta sợ. Nhắc đến hát ả đào, người ta nghĩ đến một thú ăn chơi làm cho người ta khuynh gia bại sản, có hại cho phong hoá và luân lý. Người ta cho cô đầu là cái người: “Lấy khách - khách bỏ về Tàu, lấy nhà giàu - nhà giàu hết của”. Mà cũng có chỗ không oan. Với vẻ thanh thoát của vóc dáng của những người không phải chịu cảnh chân lấm tay bùn, các cô lại khéo ăn nói, do được tiếp xúc toàn với văn nhân nho sĩ, nên nhiều người đã bị các cô làm cho mê mẩn. Có người phải bán ruộng, bán nhà; có kẻ phải giấu lương tháng, lừa dối vợ con để lấy tiền đi hát. Nhà hát lại là nơi hấp dẫn nhất trần đời: nào các cô hát hay, nào các cô tiếp rượu khéo, nào các cô đấm bóp ấm êm. Biết bao cảnh đánh ghen tầy trời nơi các ca quán. Biết bao đôi vợ chồng phải ly biệt, tan cửa nát nhà vì cô đầu. Tiếng xấu ấy, trăm năm còn in vết. Các người ca thưở trước đều tìm một nghề khác kiếm sống, giấu biệt cái nghề ca hát của mình đi. Có đào nương phải kiếm một gánh nước chè độ nhật cho đến tận lúc cuối đời. Nhiều đào nương lần hồi kiếm các công việc để độ nhật, và giấu biệt đi cái nghề ca hát của mình, cho dù nó đã từng đem lại ít nhiều vinh quang cho bà trong thời trẻ trung. Có đào nương trở về với công việc đồng áng, cố che lấp đi cái nghề ca hát của mình. Gặp lại các bà để hỏi về ca trù, các bà còn run sợ, các bà không dám nói. Mặc dù thưở trước Tổ đã cho các bà ăn lộc, cho các bà những hào quang, nhưng nay thì các bà dứt khoát dứt ra khỏi cái liên hệ này. Tìm gặp các bà, có cảm giác như họ đang ôm trong mình một khối u lớn. Có bà trả lời giằn dỗi, như hắt nước lạnh vào người đang hỏi chuyện. Lâu dần trong số họ trở nên kiêu ngạo, cao đạo, nào tránh gặp báo chí, nào tránh gặp truyền hình, nào tránh các cuộc giao lưu. Không ai dám đến gần khiến cho người đào nương già nua lại trở nên cô độc, thù ghét xung quanh, khinh ngạo mọi người trong và ngoài nghề. Trong hoàn cảnh ấy, chỉ có một người phụ nữ, người mà nét tài hoa và đa tình còn in trên khuôn mặt đã nhăn nheo, mà nét kiêu sa lừng lẫy chốn ca trường còn trong từng âm thanh giọng nói - vâng chỉ có người ấy là dám nhận mình là một ả đào, như bà đã từng nói là bà dám đeo cái biển trước ngực “Tôi là ả đào”. Bà kể rằng: Hồi trước có mấy ông lãnh đạo văn hóa nói thẳng vào mặt tôi rằng: "Cái nghề ca trù của bà chỉ phục vụ bọn thực dân phong kiến, cái cây đã chết, cho nó chết, lấy đâu hoa mà nở". Lúc đó tôi cười: "Rồi xem, hoa có nở không?".(Báo Lao Động chủ nhật, số 40, ngày 20.10.1991, tr.5). Đấy, thái độ của bà rõ ràng và tự tin như vậy! Vâng, cả cuộc đời của bà lúc nào cũng một niềm thuỷ chung với nghề tổ. Bà được Tổ cho ăn lộc, đem cho bà vinh quang và cả đắng cay nữa. Bà dám sống cho nghề tổ, chịu vinh, chịu nhục vì nghề. Khi bà ba mươi tuổi, đang lừng lẫy chốn ca trường, thi sĩ Trần Huyền Trân viết tặng bà bài thơ Sầu chung. Một bài thơ mà từng chữ, từng lời hiểu bà từ gan ruột. Bà là Quách Thị Hồ nghệ sĩ lớn nhất của ngành ca trù trong thế kỷ XX. Cho đến một hôm, GS Trần Văn Khê, từ Pháp trở về. Ông ghi âm tiếng hát của bà để đem đi giới thiệu với thế giới. Năm 1978, Hội đồng Âm nhạc Quốc tế của UNESCO và Viện Nghiên cứu Quốc tế về Âm nhạc So sánh đã trao bằng danh dự cho bà vì bà có công lao đặc biệt trong việc bảo tồn một bộ môn nghệ thuật truyền thống có giá trị văn hóa và nghệ thuật cao. Và từ đó tên tuổi của bà cùng tiếng hát ca trù độc đáo của Việt Nam trở nên vang lừng trong bốn biển. Năm 1988, tại Liên hoan quốc tế Âm nhạc truyền thống tại Bình Nhưỡng, có sự tham gia của 29 quốc gia, băng ghi âm tiếng hát của Quách Thị Hồ, đại diện cho Việt Nam được xếp hạng cao nhất. Bà được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Và cho đến hôm nay, bà là người đầu tiên và duy nhất được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân ngành ca trù. Sau bà, không còn ai được phong Nghệ sĩ Nhân Dân về ca trù nữa. Và bà thật xứng đáng với danh hiệu này. Tiếng hát ca trù độc đáo, lạ lùng và đầy sức hấp dẫn của Quách Thị Hồ đã vang lên, đại diện cho Việt Nam, làm rạng rỡ cho âm nhạc và văn hoá Việt Nam. Sau đó, Đài Tiếng nói Việt Nam mới ghi âm tiếng hát của bà, phát trong các chương trình ca nhạc cổ truyền. Năm 1984, Trung tâm Nghe Nhìn (nay là Hãng Phim Truyền hình) tổ chức làm phim “Nghệ thuật ca trù” (Kịch bản và đạo diễn Ngô Đặng Tuất) tại Lỗ Khê. Đây cũng là dịp tập trung nhiều nhất các danh ca, danh cầm nổi tiếng trong giới ca trù như: Quách Thị Hồ, Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị Hào, Chu Văn Du, Nguyễn Thế Tuất, Phó Đình Kỳ, Đinh Khắc Ban, Phó Thị Kim Đức, Nguyễn Thị Mùi. Nhà nghiên cứu Ngô Linh Ngọc dẫn chương trình và đọc lời bình cho toàn phim. Năm 1980, Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội tổ chức biên soạn cuốn sách Hát Cửa đình Lỗ Khê, được dư luận đánh giá tốt. Nghệ sĩ Quách Thị Hồ tạ thế lúc 3h 45 phút, ngày 4 tháng Giêng năm 2001, tức ngày 10 tháng Chạp năm Canh Thìn. Thọ 92 tuổi. Trong sổ tang tôi đã viết: “Nghệ sĩ Quách Thị Hồ ra đi có mang theo tất cả những gì là cao quý, sang trọng và bác học của nghệ thuật ca trù trong thế kỷ XX”. Nghĩ đến hôm bà mất, càng thấy thương bà, khi mất, không có đất chôn. Con cháu phải mua một mảnh đất mấy mét vuông bên Gia Thuỵ để làm nơi yên nghỉ cho bà. Ba thước đất đã vùi sâu một nghệ sĩ tài hoa, sống đã làm vẻ vang cho ca trù, danh thơm bốn bể, cùng với cả trăm cay nghìn đắng, mà vẫn sáng ngời lòng thuỷ chung với Tổ với nghề. Nay bà khuất nẻo suối vàng, nhưng tiếng hát của bà còn vang mãi, với non sông này, với nghệ thuật này. Nguyễn Xuân Diện

Methanol – chất cực độc có trong rượu phá hủy cơ thể như thế nào?

Y tế - Sức khỏe

Rượu từ lâu trở thành một đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp liên hoan, cưới hỏi lễ Tết. Nhiều người cho rằng, chất men nồng, cay của rượu khiến người uống lâng lâng, một cảm giác có thể trút bỏ đi tất cả để vui vẻ hơn. Tuy nhiên, chính cái chất men trong rượu có Methanol khiến không ít người sau cuộc nhậu đã ra đi không bao giờ về lại với gia đình.